Main
CLOSE

Mentorship Program: "Thời sinh viên không hối tiếc."

Chào em,

Có phải em đang muốn một đời sinh viên tuyệt vời mà khi nhìn lại mình sẽ cảm thấy vô cùng mãn nguyện không?

Đây là một tâm sự từ một người anh có một thời sinh viên tuyệt vời. Con đường anh đi không phải là đường thẳng, đường một chiều. Anh đã phải thi lại đại học để chuyển trường, anh đã vấp ngã trong công việc ngoại khóa, anh đã ngộ nhận thứ mình thực sự giỏi vô số lần.

Tuy nhiên, đến sau cùng anh không có điều gì hối tiếc trong suốt quá trình từ lúc bước chân vào đại học đến lúc bước chân vào cuộc đời sự nghiệp. Anh đã tận dụng đến tối đa thời sinh viên của mình để phát triển, trưởng thành, sẵn sàng hết mức có thể. Sau khi tốt nghiệp, anh đã sở hữu cho mình 3 năm kinh nghiệm lãnh đạo tại một tổ chức quốc tế, chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện ULEAD của tập đoàn Unilever, chứng chỉ khai vấn chuyên nghiệp chứng nhận quốc tế, sử dụng được 4 ngôn ngữ, được chạy thật 3 dự án kinh doanh của riêng mình.

Những người đạt được thành tựu như anh, họ thường sẽ đi về phía trước để hưởng thụ thành quả của mình. Đối với anh, phía trước đó chính là quay lại phía sau để giúp những người sinh viên (hoặc sắp sửa trở thành sinh viên) như em thành công trong những năm học đại học. Giúp đỡ người khác phát triển chính là niềm đam mê của anh.

Từ quan sát, lắng nghe câu chuyện của nhiều anh chị lớn, anh nhận thấy rằng thời đại học chính là đòn bẩy giúp em tiến xa sau này. Thất bại trong 4 năm đại học sẽ kéo cuộc đời của em chậm nhiều năm, thậm chí cả đời người. Thành công trong 4 năm đại học sẽ cho em cơ hội để làm việc mình thích, làm việc mình giỏi, làm việc được trả tiền công xứng đáng, sống cuộc sống mà mình hằng muốn.

Anh sẽ giúp em trở thành một số ít người thành công trong việc phát triển bản thân trong thời sinh viên, hoặc ít ra là tăng xác suất thành công lên bội lần nhờ có người định hướng.

1. Định nghĩa từ "thành công"

Tuy nhiên, trước hết, anh muốn định nghĩa lại như nào là một thời sinh viên thành công. Nhiều người định nghĩa thành công trong học đại học chỉ gói gọn trong chuyện học hành, hoạt động nhưng anh sẽ cho em một góc nhìn đa chiều và đầy đủ nhất.

Anh giúp em định nghĩa thành công theo cách của em, chỉ là hoàn thiện hơn.

a. Mạng lưới quan hệ - nhất quan hệ

Nhất quan hệ! Đó là một khẳng định anh thấy là đúng trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh trong cuộc sống. Chừng nào em còn làm việc với loài người thì mối quan hệ sẽ đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm bản thân. Mối quan hệ không phải chỉ dùng để nhờ vả như suy nghĩ nhiều người.

Em chơi với ai thì em sẽ trở thành con người như thế. Những người xung quanh em có thể là đối tác quyết định sự thành bại của công việc của em, là người em có thể học hỏi kiến thức và kinh nghiệm, là người đem lại cho em nguồn năng lượng tích cực, là người giúp em tin tưởng vào bản thân của em. Người tiêu cực sẽ góp phần làm em trầm cảm, ngờ vực bản thân, sợ hãi.

Nhìn lại cuộc đời của em, những mối quan hệ xung quanh em đã ảnh hưởng em đến mức độ nào?

Anh biết mặc dù mối quan hệ đó đã không như ý em muốn, lên đại học em có thể chủ động trong việc chọn chơi với ai hơn lúc còn lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, vấn đề làm như thế nào để có quan hệ rộng và chất?

Đó là vấn đề đa phần các bạn sinh viên thất bại. Anh thấy đa phần ra trường với mối quan hệ quẩn quanh lớp học, bạn thân “hồi đó”, một số anh chị quen ở đâu đó. Thiếu mối quan hệ chất lượng, hứa hẹn nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Nếu em tự xoay sở thì xác suất cao em cũng rơi vào thất bại như thế. Nhưng em có anh, anh sẽ hướng dẫn em cách tạo dựng mối quan hệ với đúng đối tượng em muốn. Nhớ rằng, xây dựng mối quan hệ không phải đi gặp thật nhiều người mà quan trọng hơn hết là phải biết chọn đối tượng phù hợp. Anh sẽ giúp em xác định điều đó.

Tiếp theo, anh sẽ cho em hiểu được các kỹ thuật networking (xây dựng mạng lưới) có một không hai mà anh đã áp dụng. Nếu em đang ngại giao tiếp, ngại bắt chuyện, ngại làm quen với người mới thì anh sẽ chỉ em từng bước một để làm từ từ, thông suốt tư duy để em xem việc này trở nên dễ dàng.

Thật ra, nếu em áp dụng được kỹ năng này một cách thành thạo thì em sẽ có khả năng có một mối tình cho mình quãng đời sinh viên. Anh thấy không ít những bạn thiếu kỹ năng tạo dựng mối quan hệ nên không thể có được cho mình một người bạn trai, bạn gái. Như vậy thì hơi đáng tiếc cho quãng thời gian tuyệt đẹp này.

b. Trải nghiệm giá trị cao

Em sẽ thắc mắc tại sao anh vẫn chưa nhắc đến chuyện học hành? Thời sinh viên là khoảng thời gian không chỉ cho việc học sách vở. Em đã ăn và học suốt 12 năm. Do đó, đa phần sinh viên thiếu trải nghiệm trầm trọng, thiếu đến mức báo động.

Một con người muốn phát triển hoàn thiện thì cần có trải nghiệm nhất định. Trong suốt 12 năm, hầu như mọi học sinh đều chỉ đi học, đi về nhà, luẩn quẩn trong phường, xã, quận của mình. Với một vốn sống hạn hẹp như vậy thì khó mà làm việc, giao tiếp được với người khác, cũng như tiếp nhận kiến thức sâu sắc.

Do vậy, trải nghiệm có giá trị cao là một yếu tố cần được nhắc đến đầu tiên khi nói về đại học. Tùy ngành nghề sẽ cần những trải nghiệm khác nhau đôi chút nhưng sau đây là hai loại trải nghiệm mà ai cũng nên có cho mình.

Trải nghiệm thất bại: Con người trưởng thành qua những thất bại. Đó là điều anh thấy vô cùng hợp lý. Là con người thì chúng ta luôn học hỏi làm những điều mà chúng ta chưa từng làm bao giờ. Khi làm những điều đó thì khó tránh được những thất bại. Chỉ có người không làm gì, không học gì thì mới không có thất bại.

Những thất bại nhỏ trong thời sinh viên của em sẽ được chuyển hóa thành những bài học giá trị. Nếu em không thất bại nhỏ trong thời sinh viên thì em sẽ trả giá lớn sau khi tốt nghiệp. Giá em phải trả cho một bài học thời sinh viên rẻ hơn rất rất nhiều so với khi đã đi làm và khi đã lập gia đình.

Do đó, em cần có những trải nghiệm thất bại, mắc sai lầm. Tuy nhiên, sai lầm như thế nào để không phải trả giá quá đắt, làm sao để học từ sai lầm của mình là một câu hỏi không phải ai cũng biết. Anh sẽ giúp em hiểu rõ điều này.

Trải nghiệm thành công: Nếu con người trưởng thành qua thành công thì con người sẽ có khát vọng qua những thành công nhỏ. Một người chưa được nếm trải mùi vị của thành công thì khó mà dám thực hiện hoài bão, ước mơ mình có.

Khoảng thời gian đại học là lúc em có thể bắt đầu làm những điều em làm giỏi. Em không cần làm điều vĩ đại, chỉ cần bắt đầu nhỏ và có thành công để cảm nhận. Nếu em thích nghệ thuật, hãy biểu diễn trong môi trường sinh viên, tham gia cuộc thi cây nhà lá vườn. Nếu em thích lãnh đạo, hãy trở thành những người lãnh đạo trẻ trong đoàn thể, câu lạc bộ, cộng đồng hoặc tổ chức sinh viên.

Tất cả những thành công đó sẽ giúp khai mở tiềm năng cá nhân trong những trò chơi nhỏ. Khi nhận ra tiềm năng trò chơi nhỏ thì em sẽ biết nên chơi trò chơi lớn sau này như thế nào.

c. Phát triển năng lực chuyên môn

Em đừng nghĩ rằng học đại học xong thì mình sẽ có chuyên môn nghề nghiệp đủ để hành nghề. Thứ em đang theo đuổi chỉ là chuyên ngành, một tập hợp những kiến thức chung chung và có phần đi chậm với thực tế đến vài năm hoặc vài chục năm. Đáng tiếc, hầu như sinh viên ra trường chỉ có mỗi tấm bằng “giấy” và phải được đào tạo lại từ đầu thì mới có thể làm việc.

Năng lực chuyên môn là năng lực đủ để có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. Đó còn hay được gọi là chuyên môn nghề, năng lực nghề.

Muốn có được một năng lực chuyên môn, dù là nông hay sâu, thì em cần chủ động trang bị cho mình. Trường đại học không phải nơi có thể hứa hẹn điều đó. Em cần học cách để “tự cứu lấy thân”.

Có nhiều cách để có được năng lực nghề tùy thuộc vào ngành nghề em chọn. Mình sẽ cùng với nhau thảo luận về điều đó. Tuy nhiên một số thứ biểu hiện cho năng lực nghề có thể là chứng chỉ hành nghề, thâm niên kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành.

Chúng ta sẽ cùng bàn luận về những cách để có ngay năng lực chuyên môn khi ra trường trong chương trình mentor này.

d. Đặt đúng mong đợi cho việc học

Sau khi làm sáng tỏ về những điều trên chúng ta mới cùng bàn đến việc học trên trường. Do yêu cầu điểm số, thành tích, chuyên môn hàn lâm của từng ngành nghề là khác nhau nên sẽ không có một câu trả lời chung cho việc học như nào cho đủ.

Tại sao em cần phải đặt mong đợi thực tế cho việc học? Con người luôn có bản năng tham lam, luôn muốn được điểm cao nhất có thể, thành tích nhiều nhất có thể. Nếu không đạt được những điều đó thì có thể gây thất vọng, chán nản, còn nếu muốn đạt được điều đó thì có thể ra trường em có thể trở thành một con mọt sách.

Thành công trong trường học không hứa hẹn thành công trên đường đời. Học giỏi không khó lắm mà học một cách khôn ngoan mới thực sự là cả một nghệ thuật.

Thời gian em có là hữu hạn, việc học sẽ tốn một khoảng thời gian không nhỏ. Em cần phải biết học làm sao để mình vẫn có thể có được thời gian để mạng lưới quan hệ đủ rộng, trải nghiệm giá trị, phát triển năng lực chuyên môn và nhiều thứ quan trọng khác nữa.

Làm sao để biết được như nào là đủ, làm sao dùng ít thời gian nhưng việc học vẫn đảm bảo yêu cầu tối thiểu? Câu hỏi đó không thể trả lời một lúc. Đó là vô số những kinh nghiệm, đúc kết trong quá trình chinh chiến của anh. Anh cần đồng hành với em trong khoảng thời gian đủ dài mới có thể chia sẻ đầy đủ được.

e. Sở hữu kỷ niệm không bao giờ quên

Em có bao giờ nghe nói rằng: “Tuổi còn đi học là khoảng thời gian đẹp nhất!” không? Anh xin xác nhận lời khẳng định đó là đúng. Đúng lắm luôn ấy.

Anh thấy buồn cho những bạn chỉ biết cắm đầu vào học và làm mà bỏ đi những kỷ niệm đẹp thời sinh viên. Con người ta càng lớn càng già thì hoài niệm càng là một món ăn tinh thần quan trọng.

Em hãy cứ tưởng tượng ở tuổi 30, nhìn lại tuổi trẻ của mình, bỗng nhiên cảm thấy trống rỗng? Cảm thấy mình chẳng có kỷ niệm gì thú vị cả. Mình đã bị cuốn theo vòng xoáy bài kiểm tra, thành tích, kiếm tiền một cách vô thức. Em cảm nhận được cuộc đời mình thật vô vị.

Anh có tiếp xúc lắng nghe những câu chuyện của những người lớn tuổi, có người nhìn lại một cách tự hào, mãn nguyện, có người không dám nhìn lại. Một tuổi trẻ hạnh phúc chính là bàn đạp cho một cuộc đời viên mãn em à. Một tuổi trẻ nhạt nhẽo chính là cái đạp cho một cuộc đời đầy hối tiếc.

Kỷ niệm như thế nào thì được gọi là đáng nhớ? Điều đó có phần tùy thuộc vào giá trị sống cá nhân của mỗi người. Anh cần hiểu thêm về em để nói cho em biết kỷ niệm như nào thì em sẽ nhớ mãi.

Sau đây anh muốn chia sẻ em một số kỷ niệm đáng nhớ của anh.

2. Anh là ai?

Anh biết rằng một người mentor thành công chưa chắc đã có thể giúp được người khác thành công. Để giúp được người khác, một người mentor cần phải có khả năng về phát triển con người nữa. Bản thân anh chuyên về lĩnh vực phát triển con người từ sớm. Anh là một khai vấn viên chuyên nghiệp chứng nhận quốc tế bởi ICF (liên đoàn huấn luyện quốc tế).

Thực chất thì, điều khiến anh khác biệt không phải là bằng cấp mà chính là cách trải nghiệm cuộc sống. Anh thường xuyên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để lắng nghe, quản sát và trải nghiệm. Đối với nhiều người có thể đây là việc khá “hardcore” vì luôn phải đưa mình vào trạng thái khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

Nhưng chỉ có thể anh mới đúc kết được nhiều bài học từ thực tế để chia sẻ cho mọi người. Anh nói chuyện với những mảnh đời ít ai quan tâm. Anh đến những nơi vắng người và cả những nơi đông người. Anh đi những con đường nguy hiểm mà ít người dám đi để hiểu được rộng hơn về cuộc sống.

Có những câu chuyện của anh, em sẽ không thể tìm được trên sách vở, cũng như blog vì không phải ai cũng dám kể. Anh tin rằng khi em nghe được những câu chuyện anh kể, em sẽ có một góc nhìn vô cùng đa chiều cuộc sống.

Đọc bài WHO IS THUYEN nếu em muốn hiểu rõ hơn về anh.

3. Chi tiết Mentorship Program

Giai đoạn 1: Huấn luyện trực tuyến kết hợp hỏi đáp (1 tuần)
Ở giai đoạn này, em sẽ được truyền đạt tất cả kinh nghiệm, kiến thức cần thiết từ anh để có được một thời sinh viên “chất như nước cất”. Chi tiết chương trình huấn luyện như sau:

A. Tháo bỏ tư duy sai lầm về học đại học
1. Tư duy hẹp
2. Tư duy siêu hình
3. Tư duy bần cùng
4. Tư duy con cưng

B. Mối quan hệ thành công
1. Tại sao lại là “nhất quan hệ”?
2. Mô hình chiếc phễu mối quan hệ
3. Tuyệt chiêu xây dựng mối quan hệ

C. Trải nghiệm giá trị
1. Sức mạnh của trải nghiệm
2. Mổ xẻ một trải nghiệm giá trị
3. Tìm kiếm cho mình trải nghiệm phù hợp

D. Năng lực chuyên môn
1. Sức mạnh của nghề 
2. Chọn nghề như thế nào?
3. Cách phát triển chuyên môn nghề

E. Chuyện học tập
1. Học để làm gì?
2. Tính chất học tập tùy theo ngành nghề
3. Chiến lược tiết kiệm thời gian học

F. Kỷ niệm đáng nhớ
1. Món ăn cho tinh thần mang tên kỷ niệm
2. Trải nghiệm mới
3. Vui chơi
4. Yêu đương, bạn bè

G. Chuyện lập kế hoạch
1. Mục đích của việc lập kế hoạch
2. Nhân tố cho một kế hoạch tuyệt vời
3. Hướng dẫn chi tiết nhiều cách lập kế hoạch

Vấn đề em còn thắc mắc thêm sau khi được huấn luyện sẽ giải đáp trực tiếp bởi anh thông qua những cuộc nói chuyện hoặc qua tin nhắn nhanh.

Chi phí giai đoạn một: 50$

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch cho đời sinh viên (2 tuần)

Giai đoạn này anh sẽ làm việc với em 1:1 ít nhất có thể xác định những cột mốc quan trọng mà bản thân cần đạt được, hoặc hơn nữa là một kế hoạch chi tiết rõ những gì em cần làm để có được thời sinh viên mà em mong ước.

Buổi 1: Làm rõ khát khao bản thân

Buổi 2: Hiểu rõ điểm mạnh của mình

Buổi 3: Xác định những mốc chính trên chặng đường của mình

Chi phí giai đoạn 2: 150$

Giai đoạn 3: Đồng hành trên từng chặng đường ( 1-2 năm)

Anh biết được là dù em có rõ ràng như nào về điều mình muốn thì vẫn có thể gãy cánh lúc thực thi. Đơn giản là vì khi thực hiện sẽ xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh không thể ngờ tới được. Do đó, anh muốn đồng hành với em ít nhất 1 năm, lý tưởng là 2-3 năm để đảm bảo em có người tìm đến khi cần.

2 tháng 1 lần, anh em mình sẽ có một cuộc gọi “catch up” để cập nhật tình hình dựa trên những cột mốc mà em đã đặt ra. Không chỉ tương tác qua cuộc họp, khoảng thời gian này, em có thể liên hệ với anh bất cứ lúc nào qua tin nhắn.

 50$/ tháng

đóng 1 lần 550$/ năm

Hỗ trợ bao gồm:

- buổi review định kỳ 1 tháng 1 lần

- giải đáp thắc mắc, khó khăn qua tin nhắn trong suốt quá trình

Liên hệ trực tiếp với anh để đặt lịch tư vấn chi tiết, sắp xếp thời gian cho chương trình mentor này. Anh chỉ nhận một số lượng mentor có giới hạn để đảm bảo chất lượng, do đó, bạn nào liên hệ trước anh sẽ ưu tiên nhận trước nhé.

Giới hạn số lượng

Không phải ai anh cũng nhận cố vấn, anh luôn cần buổi nói chuyện để xem chúng ta có phù hợp với nhau hay không. Hơn nữa, anh muốn đảm bảo chất lượng hỗ trợ nên sẽ nhận số mentee có giới hạn.

Hiện số lượng anh có thể nhận còn lại là 7. Khi nào không còn nhận được nữa thì anh sẽ cập nhật trên bài viết này.


ĐĂNG KÝ

FAQ (Câu hỏi thường gặp)

1. Tầm tuổi nào thì phù hợp bắt đầu chương trình mentorship này?

Càng sớm thì càng tốt. Trang bị cho mình những hiểu biết, mong đợi, mục tiêu đúng càng sớm thì em sẽ càng sẵn sàng cho tương lai. Tuy nhiên, em cần phải đủ 18 tuổi để bắt đầu chương trình này, lý tưởng nhất là học sinh 12 chuẩn bị lên đại học, sinh viên năm nhất, năm hai.

Đối với sinh viên năm cuối hoặc lớn hơn thì tham khảo chương trình khai vấn và một số chương trình khác của Thuyên nhé.

2. Chi phí sẽ được trả như thế nào?

Chi phí sẽ được thanh toán trước khi bắt đầu mỗi giai đoạn. Đối với giai đoạn 3 thì có thể chia tối đa thành 2 lần để thanh toán nếu em cần sắp xếp về mặt tài chính.

Đối với trường hợp sinh viên hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn không muốn bỏ lỡ đi cơ hội được mentor thì em cần viết email gửi đến ichiro.duong@gmail.com để trình bày nguyện vọng, đề xuất cụ thể của mình về chi phí. Anh sẽ cân nhắc và liên hệ lại với em.

3. Ở thành phố khác với mentor thì có tham gia được không?

Chương trình mentor này được thiết kế để thực hiện online để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho cả mentor và mentee. Do đó, khoảng cách địa lý sẽ không phải là rào cản với em hay bất cứ ai.


ĐĂNG KÝ

Chào em,

Có phải em đang muốn một đời sinh viên tuyệt vời mà khi nhìn lại mình sẽ cảm thấy vô cùng mãn nguyện không?

Đây là một tâm sự từ một người anh có một thời sinh viên tuyệt vời. Con đường anh đi không phải là đường thẳng, đường một chiều. Anh đã phải thi lại đại học để chuyển trường, anh đã vấp ngã trong công việc ngoại khóa, anh đã ngộ nhận thứ mình thực sự giỏi vô số lần.

Tuy nhiên, đến sau cùng anh không có điều gì hối tiếc trong suốt quá trình từ lúc bước chân vào đại học đến lúc bước chân vào cuộc đời sự nghiệp. Anh đã tận dụng đến tối đa thời sinh viên của mình để phát triển, trưởng thành, sẵn sàng hết mức có thể. Sau khi tốt nghiệp, anh đã sở hữu cho mình 3 năm kinh nghiệm lãnh đạo tại một tổ chức quốc tế, chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện ULEAD của tập đoàn Unilever, chứng chỉ khai vấn chuyên nghiệp chứng nhận quốc tế, sử dụng được 4 ngôn ngữ, được chạy thật 3 dự án kinh doanh của riêng mình.

Những người đạt được thành tựu như anh, họ thường sẽ đi về phía trước để hưởng thụ thành quả của mình. Đối với anh, phía trước đó chính là quay lại phía sau để giúp những người sinh viên (hoặc sắp sửa trở thành sinh viên) như em thành công trong những năm học đại học. Giúp đỡ người khác phát triển chính là niềm đam mê của anh.

Từ quan sát, lắng nghe câu chuyện của nhiều anh chị lớn, anh nhận thấy rằng thời đại học chính là đòn bẩy giúp em tiến xa sau này. Thất bại trong 4 năm đại học sẽ kéo cuộc đời của em chậm nhiều năm, thậm chí cả đời người. Thành công trong 4 năm đại học sẽ cho em cơ hội để làm việc mình thích, làm việc mình giỏi, làm việc được trả tiền công xứng đáng, sống cuộc sống mà mình hằng muốn.

Anh sẽ giúp em trở thành một số ít người thành công trong việc phát triển bản thân trong thời sinh viên, hoặc ít ra là tăng xác suất thành công lên bội lần nhờ có người định hướng.

1. Định nghĩa từ "thành công"

Tuy nhiên, trước hết, anh muốn định nghĩa lại như nào là một thời sinh viên thành công. Nhiều người định nghĩa thành công trong học đại học chỉ gói gọn trong chuyện học hành, hoạt động nhưng anh sẽ cho em một góc nhìn đa chiều và đầy đủ nhất.

Anh giúp em định nghĩa thành công theo cách của em, chỉ là hoàn thiện hơn.

a. Mạng lưới quan hệ - nhất quan hệ

Nhất quan hệ! Đó là một khẳng định anh thấy là đúng trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh trong cuộc sống. Chừng nào em còn làm việc với loài người thì mối quan hệ sẽ đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm bản thân. Mối quan hệ không phải chỉ dùng để nhờ vả như suy nghĩ nhiều người.

Em chơi với ai thì em sẽ trở thành con người như thế. Những người xung quanh em có thể là đối tác quyết định sự thành bại của công việc của em, là người em có thể học hỏi kiến thức và kinh nghiệm, là người đem lại cho em nguồn năng lượng tích cực, là người giúp em tin tưởng vào bản thân của em. Người tiêu cực sẽ góp phần làm em trầm cảm, ngờ vực bản thân, sợ hãi.

Nhìn lại cuộc đời của em, những mối quan hệ xung quanh em đã ảnh hưởng em đến mức độ nào?

Anh biết mặc dù mối quan hệ đó đã không như ý em muốn, lên đại học em có thể chủ động trong việc chọn chơi với ai hơn lúc còn lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, vấn đề làm như thế nào để có quan hệ rộng và chất?

Đó là vấn đề đa phần các bạn sinh viên thất bại. Anh thấy đa phần ra trường với mối quan hệ quẩn quanh lớp học, bạn thân “hồi đó”, một số anh chị quen ở đâu đó. Thiếu mối quan hệ chất lượng, hứa hẹn nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Nếu em tự xoay sở thì xác suất cao em cũng rơi vào thất bại như thế. Nhưng em có anh, anh sẽ hướng dẫn em cách tạo dựng mối quan hệ với đúng đối tượng em muốn. Nhớ rằng, xây dựng mối quan hệ không phải đi gặp thật nhiều người mà quan trọng hơn hết là phải biết chọn đối tượng phù hợp. Anh sẽ giúp em xác định điều đó.

Tiếp theo, anh sẽ cho em hiểu được các kỹ thuật networking (xây dựng mạng lưới) có một không hai mà anh đã áp dụng. Nếu em đang ngại giao tiếp, ngại bắt chuyện, ngại làm quen với người mới thì anh sẽ chỉ em từng bước một để làm từ từ, thông suốt tư duy để em xem việc này trở nên dễ dàng.

Thật ra, nếu em áp dụng được kỹ năng này một cách thành thạo thì em sẽ có khả năng có một mối tình cho mình quãng đời sinh viên. Anh thấy không ít những bạn thiếu kỹ năng tạo dựng mối quan hệ nên không thể có được cho mình một người bạn trai, bạn gái. Như vậy thì hơi đáng tiếc cho quãng thời gian tuyệt đẹp này.

b. Trải nghiệm giá trị cao

Em sẽ thắc mắc tại sao anh vẫn chưa nhắc đến chuyện học hành? Thời sinh viên là khoảng thời gian không chỉ cho việc học sách vở. Em đã ăn và học suốt 12 năm. Do đó, đa phần sinh viên thiếu trải nghiệm trầm trọng, thiếu đến mức báo động.

Một con người muốn phát triển hoàn thiện thì cần có trải nghiệm nhất định. Trong suốt 12 năm, hầu như mọi học sinh đều chỉ đi học, đi về nhà, luẩn quẩn trong phường, xã, quận của mình. Với một vốn sống hạn hẹp như vậy thì khó mà làm việc, giao tiếp được với người khác, cũng như tiếp nhận kiến thức sâu sắc.

Do vậy, trải nghiệm có giá trị cao là một yếu tố cần được nhắc đến đầu tiên khi nói về đại học. Tùy ngành nghề sẽ cần những trải nghiệm khác nhau đôi chút nhưng sau đây là hai loại trải nghiệm mà ai cũng nên có cho mình.

Trải nghiệm thất bại: Con người trưởng thành qua những thất bại. Đó là điều anh thấy vô cùng hợp lý. Là con người thì chúng ta luôn học hỏi làm những điều mà chúng ta chưa từng làm bao giờ. Khi làm những điều đó thì khó tránh được những thất bại. Chỉ có người không làm gì, không học gì thì mới không có thất bại.

Những thất bại nhỏ trong thời sinh viên của em sẽ được chuyển hóa thành những bài học giá trị. Nếu em không thất bại nhỏ trong thời sinh viên thì em sẽ trả giá lớn sau khi tốt nghiệp. Giá em phải trả cho một bài học thời sinh viên rẻ hơn rất rất nhiều so với khi đã đi làm và khi đã lập gia đình.

Do đó, em cần có những trải nghiệm thất bại, mắc sai lầm. Tuy nhiên, sai lầm như thế nào để không phải trả giá quá đắt, làm sao để học từ sai lầm của mình là một câu hỏi không phải ai cũng biết. Anh sẽ giúp em hiểu rõ điều này.

Trải nghiệm thành công: Nếu con người trưởng thành qua thành công thì con người sẽ có khát vọng qua những thành công nhỏ. Một người chưa được nếm trải mùi vị của thành công thì khó mà dám thực hiện hoài bão, ước mơ mình có.

Khoảng thời gian đại học là lúc em có thể bắt đầu làm những điều em làm giỏi. Em không cần làm điều vĩ đại, chỉ cần bắt đầu nhỏ và có thành công để cảm nhận. Nếu em thích nghệ thuật, hãy biểu diễn trong môi trường sinh viên, tham gia cuộc thi cây nhà lá vườn. Nếu em thích lãnh đạo, hãy trở thành những người lãnh đạo trẻ trong đoàn thể, câu lạc bộ, cộng đồng hoặc tổ chức sinh viên.

Tất cả những thành công đó sẽ giúp khai mở tiềm năng cá nhân trong những trò chơi nhỏ. Khi nhận ra tiềm năng trò chơi nhỏ thì em sẽ biết nên chơi trò chơi lớn sau này như thế nào.

c. Phát triển năng lực chuyên môn

Em đừng nghĩ rằng học đại học xong thì mình sẽ có chuyên môn nghề nghiệp đủ để hành nghề. Thứ em đang theo đuổi chỉ là chuyên ngành, một tập hợp những kiến thức chung chung và có phần đi chậm với thực tế đến vài năm hoặc vài chục năm. Đáng tiếc, hầu như sinh viên ra trường chỉ có mỗi tấm bằng “giấy” và phải được đào tạo lại từ đầu thì mới có thể làm việc.

Năng lực chuyên môn là năng lực đủ để có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. Đó còn hay được gọi là chuyên môn nghề, năng lực nghề.

Muốn có được một năng lực chuyên môn, dù là nông hay sâu, thì em cần chủ động trang bị cho mình. Trường đại học không phải nơi có thể hứa hẹn điều đó. Em cần học cách để “tự cứu lấy thân”.

Có nhiều cách để có được năng lực nghề tùy thuộc vào ngành nghề em chọn. Mình sẽ cùng với nhau thảo luận về điều đó. Tuy nhiên một số thứ biểu hiện cho năng lực nghề có thể là chứng chỉ hành nghề, thâm niên kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành.

Chúng ta sẽ cùng bàn luận về những cách để có ngay năng lực chuyên môn khi ra trường trong chương trình mentor này.

d. Đặt đúng mong đợi cho việc học

Sau khi làm sáng tỏ về những điều trên chúng ta mới cùng bàn đến việc học trên trường. Do yêu cầu điểm số, thành tích, chuyên môn hàn lâm của từng ngành nghề là khác nhau nên sẽ không có một câu trả lời chung cho việc học như nào cho đủ.

Tại sao em cần phải đặt mong đợi thực tế cho việc học? Con người luôn có bản năng tham lam, luôn muốn được điểm cao nhất có thể, thành tích nhiều nhất có thể. Nếu không đạt được những điều đó thì có thể gây thất vọng, chán nản, còn nếu muốn đạt được điều đó thì có thể ra trường em có thể trở thành một con mọt sách.

Thành công trong trường học không hứa hẹn thành công trên đường đời. Học giỏi không khó lắm mà học một cách khôn ngoan mới thực sự là cả một nghệ thuật.

Thời gian em có là hữu hạn, việc học sẽ tốn một khoảng thời gian không nhỏ. Em cần phải biết học làm sao để mình vẫn có thể có được thời gian để mạng lưới quan hệ đủ rộng, trải nghiệm giá trị, phát triển năng lực chuyên môn và nhiều thứ quan trọng khác nữa.

Làm sao để biết được như nào là đủ, làm sao dùng ít thời gian nhưng việc học vẫn đảm bảo yêu cầu tối thiểu? Câu hỏi đó không thể trả lời một lúc. Đó là vô số những kinh nghiệm, đúc kết trong quá trình chinh chiến của anh. Anh cần đồng hành với em trong khoảng thời gian đủ dài mới có thể chia sẻ đầy đủ được.

e. Sở hữu kỷ niệm không bao giờ quên

Em có bao giờ nghe nói rằng: “Tuổi còn đi học là khoảng thời gian đẹp nhất!” không? Anh xin xác nhận lời khẳng định đó là đúng. Đúng lắm luôn ấy.

Anh thấy buồn cho những bạn chỉ biết cắm đầu vào học và làm mà bỏ đi những kỷ niệm đẹp thời sinh viên. Con người ta càng lớn càng già thì hoài niệm càng là một món ăn tinh thần quan trọng.

Em hãy cứ tưởng tượng ở tuổi 30, nhìn lại tuổi trẻ của mình, bỗng nhiên cảm thấy trống rỗng? Cảm thấy mình chẳng có kỷ niệm gì thú vị cả. Mình đã bị cuốn theo vòng xoáy bài kiểm tra, thành tích, kiếm tiền một cách vô thức. Em cảm nhận được cuộc đời mình thật vô vị.

Anh có tiếp xúc lắng nghe những câu chuyện của những người lớn tuổi, có người nhìn lại một cách tự hào, mãn nguyện, có người không dám nhìn lại. Một tuổi trẻ hạnh phúc chính là bàn đạp cho một cuộc đời viên mãn em à. Một tuổi trẻ nhạt nhẽo chính là cái đạp cho một cuộc đời đầy hối tiếc.

Kỷ niệm như thế nào thì được gọi là đáng nhớ? Điều đó có phần tùy thuộc vào giá trị sống cá nhân của mỗi người. Anh cần hiểu thêm về em để nói cho em biết kỷ niệm như nào thì em sẽ nhớ mãi.

Sau đây anh muốn chia sẻ em một số kỷ niệm đáng nhớ của anh.

2. Anh là ai?

Anh biết rằng một người mentor thành công chưa chắc đã có thể giúp được người khác thành công. Để giúp được người khác, một người mentor cần phải có khả năng về phát triển con người nữa. Bản thân anh chuyên về lĩnh vực phát triển con người từ sớm. Anh là một khai vấn viên chuyên nghiệp chứng nhận quốc tế bởi ICF (liên đoàn huấn luyện quốc tế).

Thực chất thì, điều khiến anh khác biệt không phải là bằng cấp mà chính là cách trải nghiệm cuộc sống. Anh thường xuyên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để lắng nghe, quản sát và trải nghiệm. Đối với nhiều người có thể đây là việc khá “hardcore” vì luôn phải đưa mình vào trạng thái khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

Nhưng chỉ có thể anh mới đúc kết được nhiều bài học từ thực tế để chia sẻ cho mọi người. Anh nói chuyện với những mảnh đời ít ai quan tâm. Anh đến những nơi vắng người và cả những nơi đông người. Anh đi những con đường nguy hiểm mà ít người dám đi để hiểu được rộng hơn về cuộc sống.

Có những câu chuyện của anh, em sẽ không thể tìm được trên sách vở, cũng như blog vì không phải ai cũng dám kể. Anh tin rằng khi em nghe được những câu chuyện anh kể, em sẽ có một góc nhìn vô cùng đa chiều cuộc sống.

Đọc bài WHO IS THUYEN nếu em muốn hiểu rõ hơn về anh.

3. Chi tiết Mentorship Program

Giai đoạn 1: Huấn luyện trực tuyến kết hợp hỏi đáp (1 tuần)
Ở giai đoạn này, em sẽ được truyền đạt tất cả kinh nghiệm, kiến thức cần thiết từ anh để có được một thời sinh viên “chất như nước cất”. Chi tiết chương trình huấn luyện như sau:

A. Tháo bỏ tư duy sai lầm về học đại học
1. Tư duy hẹp
2. Tư duy siêu hình
3. Tư duy bần cùng
4. Tư duy con cưng

B. Mối quan hệ thành công
1. Tại sao lại là “nhất quan hệ”?
2. Mô hình chiếc phễu mối quan hệ
3. Tuyệt chiêu xây dựng mối quan hệ

C. Trải nghiệm giá trị
1. Sức mạnh của trải nghiệm
2. Mổ xẻ một trải nghiệm giá trị
3. Tìm kiếm cho mình trải nghiệm phù hợp

D. Năng lực chuyên môn
1. Sức mạnh của nghề 
2. Chọn nghề như thế nào?
3. Cách phát triển chuyên môn nghề

E. Chuyện học tập
1. Học để làm gì?
2. Tính chất học tập tùy theo ngành nghề
3. Chiến lược tiết kiệm thời gian học

F. Kỷ niệm đáng nhớ
1. Món ăn cho tinh thần mang tên kỷ niệm
2. Trải nghiệm mới
3. Vui chơi
4. Yêu đương, bạn bè

G. Chuyện lập kế hoạch
1. Mục đích của việc lập kế hoạch
2. Nhân tố cho một kế hoạch tuyệt vời
3. Hướng dẫn chi tiết nhiều cách lập kế hoạch

Vấn đề em còn thắc mắc thêm sau khi được huấn luyện sẽ giải đáp trực tiếp bởi anh thông qua những cuộc nói chuyện hoặc qua tin nhắn nhanh.

Chi phí giai đoạn một: 50$

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch cho đời sinh viên (2 tuần)

Giai đoạn này anh sẽ làm việc với em 1:1 ít nhất có thể xác định những cột mốc quan trọng mà bản thân cần đạt được, hoặc hơn nữa là một kế hoạch chi tiết rõ những gì em cần làm để có được thời sinh viên mà em mong ước.

Buổi 1: Làm rõ khát khao bản thân

Buổi 2: Hiểu rõ điểm mạnh của mình

Buổi 3: Xác định những mốc chính trên chặng đường của mình

Chi phí giai đoạn 2: 150$

Giai đoạn 3: Đồng hành trên từng chặng đường ( 1-2 năm)

Anh biết được là dù em có rõ ràng như nào về điều mình muốn thì vẫn có thể gãy cánh lúc thực thi. Đơn giản là vì khi thực hiện sẽ xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh không thể ngờ tới được. Do đó, anh muốn đồng hành với em ít nhất 1 năm, lý tưởng là 2-3 năm để đảm bảo em có người tìm đến khi cần.

2 tháng 1 lần, anh em mình sẽ có một cuộc gọi “catch up” để cập nhật tình hình dựa trên những cột mốc mà em đã đặt ra. Không chỉ tương tác qua cuộc họp, khoảng thời gian này, em có thể liên hệ với anh bất cứ lúc nào qua tin nhắn.

 50$/ tháng

đóng 1 lần 550$/ năm

Hỗ trợ bao gồm:

- buổi review định kỳ 1 tháng 1 lần

- giải đáp thắc mắc, khó khăn qua tin nhắn trong suốt quá trình

Liên hệ trực tiếp với anh để đặt lịch tư vấn chi tiết, sắp xếp thời gian cho chương trình mentor này. Anh chỉ nhận một số lượng mentor có giới hạn để đảm bảo chất lượng, do đó, bạn nào liên hệ trước anh sẽ ưu tiên nhận trước nhé.

Giới hạn số lượng

Không phải ai anh cũng nhận cố vấn, anh luôn cần buổi nói chuyện để xem chúng ta có phù hợp với nhau hay không. Hơn nữa, anh muốn đảm bảo chất lượng hỗ trợ nên sẽ nhận số mentee có giới hạn.

Hiện số lượng anh có thể nhận còn lại là 7. Khi nào không còn nhận được nữa thì anh sẽ cập nhật trên bài viết này.


ĐĂNG KÝ

FAQ (Câu hỏi thường gặp)

1. Tầm tuổi nào thì phù hợp bắt đầu chương trình mentorship này?

Càng sớm thì càng tốt. Trang bị cho mình những hiểu biết, mong đợi, mục tiêu đúng càng sớm thì em sẽ càng sẵn sàng cho tương lai. Tuy nhiên, em cần phải đủ 18 tuổi để bắt đầu chương trình này, lý tưởng nhất là học sinh 12 chuẩn bị lên đại học, sinh viên năm nhất, năm hai.

Đối với sinh viên năm cuối hoặc lớn hơn thì tham khảo chương trình khai vấn và một số chương trình khác của Thuyên nhé.

2. Chi phí sẽ được trả như thế nào?

Chi phí sẽ được thanh toán trước khi bắt đầu mỗi giai đoạn. Đối với giai đoạn 3 thì có thể chia tối đa thành 2 lần để thanh toán nếu em cần sắp xếp về mặt tài chính.

Đối với trường hợp sinh viên hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn không muốn bỏ lỡ đi cơ hội được mentor thì em cần viết email gửi đến ichiro.duong@gmail.com để trình bày nguyện vọng, đề xuất cụ thể của mình về chi phí. Anh sẽ cân nhắc và liên hệ lại với em.

3. Ở thành phố khác với mentor thì có tham gia được không?

Chương trình mentor này được thiết kế để thực hiện online để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho cả mentor và mentee. Do đó, khoảng cách địa lý sẽ không phải là rào cản với em hay bất cứ ai.


ĐĂNG KÝ

© All Rights Reserved.
hello world!
hello world!
cross linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram