Coaching là gì?
Định nghĩa khai vấn qua Case Study nhỏ
Coaching là một kỹ thuật dùng trong phát triển bản thân khá mới tại Việt Nam. Chúng ta hầu hết đã nghe qua huấn luyện, tư vấn, kèm cặp nhưng không hiểu rõ khai vấn (coaching) là như thế nào.
Trong bài viết, Thuyên sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật thú vị này. Khai vấn đang trên đường trở thành một kỹ thuật, hình thức đầy sức mạnh trong những năm gần đây. Bản thân mình đã trải nghiệm qua cả cương vị là người nhận khai vấn và người khai vấn cho khách hàng. Thú thật, có một số vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng khai vấn chứ không thể là hình thức khác.
Hãy cùng mổ xẻ một tình huống phổ biến để hiểu rõ về bản chất của khai vấn. Một bạn đang không biết lựa chọn 1 trong 2 con đường sự nghiệp: trở thành giáo viên hay trở thành một kỹ sư.
Bạn ấy hiểu rõ về hai ngành nghề này có mặt tốt và mặt không tốt như thế nào. Bạn ấy cũng đã đi hỏi những người có kinh nghiệm trong ngành để biết rõ triển vọng ngành nghề, con đường sự nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, sau tất cả bạn vẫn không thể đưa ra cho mình một sự lựa chọn thỏa mãn.
Thứ nhất, bạn này không thiếu kiến thức nên đào tạo nữa cũng sẽ không có tác dụng, cũng không thiếu thông tin nên tìm hiểu thêm nữa thì cũng không thể quyết định. Tư vấn nghề nghiệp cũng không chắc là giúp được bạn bởi bạn ấy cũng đã hiểu rõ về ngành nghề sắp tới của bạn như thế nào.
Thứ hai, đây là một quyết định cá nhân, không có đúng, có sai dựa trên một quy chuẩn kiến thức. Bạn cảm thấy nó đúng, nó sẽ đúng. Bạn cảm thấy sai, nó sẽ sai. Lời khuyên cũng vô ích bởi vì lời khuyên dựa trên quan điểm của người khuyên. Thậm chí lời khuyên có đúng thì người nghe cũng chưa chắc muốn nghe.
Trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì để giúp bạn này?
Điều bạn này đang cần không phải là lời khuyên, dạy bảo hay huấn luyện. Thứ bạn đang cần là một sự lắng nghe, thấu hiểu từ một người khác để có thể TỰ giải quyết khúc mắc bên trong bản thân. Khúc mắc đó có thể là cảm xúc đang rối bời, nỗi sợ nào đó khiến bạn không dám theo quyết định của mình, tư duy giới hạn đang kìm hãm bản thân. Tiếp theo, bạn ấy mong muốn có được góc nhìn (không phải lời khuyên) dựa trên cơ sở là sự thấu hiểu bên trên, từ một người tỉnh táo và khả năng hiểu về tâm lý con người.
Có được 2 điều đó thì bạn ấy sẽ có khả năng đưa ra quyết định. Khi cảm xúc được giải quyết thì lý trí sẽ tự động đưa quyết định chọn nghề nào. Khi tư duy được thông suốt thì hành động tự động sẽ bắt đầu.
Tương tự với chuyện chọn nghề, có những vấn đề cũng cần khai vấn mới có thể giải quyết. Chẳng hạn, ta có việc xác định mục đích sống, giá trị sống của bản thân, khúc mắc trong mối quan hệ, trở ngại trong quá trình theo đuổi mục tiêu, phát triển trí thông minh cảm xúc hoặc đơn giản là đưa cho mình một quyết định nào đó bất kỳ từ cá nhân đến công việc.
Hãy dành một vài giây nhìn lại chính cuộc sống của chúng ta. Phải chăng có những điều chúng ta đã biết rồi nhưng không thể làm được? Phải chăng có vấn đề mà chỉ bản thân chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp? Phải chăng có những cảm xúc còn vướng mắc khiến cuộc đời chúng ta bế tắc theo?
Đó chính là lúc bạn cần cho mình một người khai vấn.
“KHAI” ở đây chính là khai mở tư duy, suy nghĩ.
“VẤN” ở đây chính là việc sử dụng câu hỏi để kích thích tư duy của người được khai vấn, thay vì dùng lời dạy, lời khuyên hoặc những quan điểm áp đặt khác.
Nếu bạn muốn một định nghĩa chuẩn, học thuật thì khai vấn sẽ là:
“... quá trình làm việc đồng sáng tạo giữa coach và khách hàng. Qua đó coach truyền cảm hứng cho khách hàng và thúc đẩy suy nghĩ sáng tạo giúp khách hàng phát huy tối đa tiềm năng cá nhân trong cuộc sống và sự nghiệp”
Sau khi khai vấn hàng trăm giờ thì Thuyên có một đúc kết ngắn gọn về khai vấn. Khai vấn đơn giản là một “good conversation”, hay còn gọi là một cuộc nói chuyện thấu hiểu, cuộc nói chuyện thú vị, cuộc nói chuyện khai sáng.
Chúng ta có thể tóm tắt một số tính ưu việt của kỹ thuật khai vấn như sau:
1. Khách hàng (người nhận khai vấn) có trách nhiệm hơn với quyết định cuối cùng
2. Giải pháp khách hàng đưa ra có độ khả thi cao do có tính cá nhân cao
3. Khách hàng phát triển được khả năng tư duy độc lập nhờ quá trình khai vấn
4. Người khai vấn không cần phải có thật nhiều kinh nghiệm hoặc lớn tuổi, thay vào đó, kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi và độ hiểu về tâm lý con người là yếu tố mang tính quyết định
Ai có thể khai vấn người khác?
“Good conversation” tuy nghe đơn giản nhưng phải người hiểu tâm lý, có kỹ năng lắng nghe, tư duy mở thì mới có thể giúp được.
Dưới đây là một số lý do tại sao chúng ta lại có nghề khai vấn chuyên nghiệp như Thuyên đang làm. Không phải ai có khả năng nói chuyện tốt thì có thể khai vấn cho người khác.
1. Người khai vấn cần có đạo đức nghề nghiệp. Khai vấn là công việc liên quan nhiều đến tâm lý con người, có tính nhạy cảm. Do đó, người khai vấn cần hiểu rõ giới hạn của mình, không vi phạm những chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp.
2. Người khai vấn cần có thông minh cảm xúc cao. Thấu cảm với khách hàng nhưng không được để cuốn theo cảm xúc của khách hàng.
3. Người khai vấn cần hiểu bản thân mình rõ ràng. Tuyệt đối phải giữ cho bản thân trung lập, không hướng khách hàng theo suy nghĩ, lối sống giống mình, không đưa ra lời khuyên, gợi ý mà không có sự cho phép của khách hàng.
4. Người khai vấn cần có khả năng giao tiếp (ít nhất là 1:1) ở tầm nâng cao. Kỹ năng giao tiếp này là giao tiếp để thấu hiểu, bao gồm việc lắng nghe sâu sắc và đặt ra câu hỏi mang tính chất gợi mở cao.
Thuyên là một khai vấn viên chuyên nghiệp được chứng nhận quốc tế bởi ICF. Chứng nhận ICF được xem là một tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực khai vấn.
Nhấn mạnh, bạn không cần phải được chứng nhận của ICF hoặc những tổ chức khác để áp dụng những kỹ thuật khai vấn. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi chuyên môn cũng như tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, do đó, bạn nên tìm đến những khai vấn viên được chứng nhận uy tín để mang lại kết quả tốt nhất và hạn chế được những phiền toái không đáng có.
Phân biệt với hình thức khác
Sau đây để bạn có thể hiểu rõ ràng hơn về khai vấn hơn nữa, tránh nhầm lẫn với hình thức khác thì mình sẽ cùng phân biệt khai vấn (coaching) với huấn luyện (training), tư vấn (consulting), mentoring (kèm cặp) và dạy học (teaching).
Khai vấn thuần túy (coaching)
Mục đích: Giúp giải quyết vấn đề phức tạp, vấn đề cá nhân, tăng độ hiểu bản thân
Vai trò người khai vấn: Đặt câu hỏi, lắng nghe và đưa ra góc nhìn
Vai trò người nhận: Trả lời câu hỏi, trao đổi với khai vấn viên và tự đưa quyết định cho chính bản thân
Tư vấn thuần túy (consulting)
Mục đích: Đưa ra một quyết định phù hợp nhất dựa trên thông tin sẵn có
Vai trò người tư vấn: Đưa ra đề xuất dựa trên nhu cầu của khách hàng
Vai trò người nhận: Nghe đề xuất, quyết định dựa trên đề xuất được tư vấn
Huấn luyện thuần túy (training)
Mục đích: Lấp đầy khoảng trống kiến thức để thực hiện một công việc cụ thể
Vai trò người huấn luyện: Hướng dẫn bằng lời hoặc thông qua những hoạt động nhỏ
Vai trò người nhận: Tiếp nhận, làm theo hướng dẫn người huấn luyện
Kèm cặp thuần túy (mentoring)
Mục đích: Theo sát, chia sẻ những kinh nghiệm cho người mới
Vai trò người kèm cặp: Chia sẻ những gì mình đã trải qua
Vai trò người nhận: Nhận chia sẻ, tự quyết định dựa trên chia sẻ của người kèm cặp
Dạy học thuần túy (teaching)
Mục đích: Lấp đầy khoảng trống kiến thức để cải thiện tư duy
Vai trò người dạy: Truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, bài bản
Vai trò người học: Tiếp nhận kiến thức, không bắt buộc phải ứng dụng ngay
Như vậy là bạn đã hiểu rõ bản chất coaching (khai vấn) là gì, phân biệt chúng với những hình thức khác như training, consulting, mentoring và teaching. Trong thực tế chúng ta thường kết hợp nhiều hình thức, kỹ thuật để giải quyết một vấn đề. Có những vấn training chưa đủ, cần thêm mentoring, mentoring vẫn chưa đủ, cần thêm coaching. Tuy vậy, khi nhận những hình thức này thì bạn cần hiểu được mục đích của chúng để biết cách tận dụng, không đặt mong đợi sai, không dùng sai mục đích của nó.
Nếu bạn đang cần một người khai vấn, tư vấn chuyên nghiệp thì có thể tìm hiểu những chương trình khai vấn, huấn luyện của Thuyên tại website.
Định nghĩa khai vấn qua Case Study nhỏ
Coaching là một kỹ thuật dùng trong phát triển bản thân khá mới tại Việt Nam. Chúng ta hầu hết đã nghe qua huấn luyện, tư vấn, kèm cặp nhưng không hiểu rõ khai vấn (coaching) là như thế nào.
Trong bài viết, Thuyên sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật thú vị này. Khai vấn đang trên đường trở thành một kỹ thuật, hình thức đầy sức mạnh trong những năm gần đây. Bản thân mình đã trải nghiệm qua cả cương vị là người nhận khai vấn và người khai vấn cho khách hàng. Thú thật, có một số vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng khai vấn chứ không thể là hình thức khác.
Hãy cùng mổ xẻ một tình huống phổ biến để hiểu rõ về bản chất của khai vấn. Một bạn đang không biết lựa chọn 1 trong 2 con đường sự nghiệp: trở thành giáo viên hay trở thành một kỹ sư.
Bạn ấy hiểu rõ về hai ngành nghề này có mặt tốt và mặt không tốt như thế nào. Bạn ấy cũng đã đi hỏi những người có kinh nghiệm trong ngành để biết rõ triển vọng ngành nghề, con đường sự nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, sau tất cả bạn vẫn không thể đưa ra cho mình một sự lựa chọn thỏa mãn.
Thứ nhất, bạn này không thiếu kiến thức nên đào tạo nữa cũng sẽ không có tác dụng, cũng không thiếu thông tin nên tìm hiểu thêm nữa thì cũng không thể quyết định. Tư vấn nghề nghiệp cũng không chắc là giúp được bạn bởi bạn ấy cũng đã hiểu rõ về ngành nghề sắp tới của bạn như thế nào.
Thứ hai, đây là một quyết định cá nhân, không có đúng, có sai dựa trên một quy chuẩn kiến thức. Bạn cảm thấy nó đúng, nó sẽ đúng. Bạn cảm thấy sai, nó sẽ sai. Lời khuyên cũng vô ích bởi vì lời khuyên dựa trên quan điểm của người khuyên. Thậm chí lời khuyên có đúng thì người nghe cũng chưa chắc muốn nghe.
Trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì để giúp bạn này?
Điều bạn này đang cần không phải là lời khuyên, dạy bảo hay huấn luyện. Thứ bạn đang cần là một sự lắng nghe, thấu hiểu từ một người khác để có thể TỰ giải quyết khúc mắc bên trong bản thân. Khúc mắc đó có thể là cảm xúc đang rối bời, nỗi sợ nào đó khiến bạn không dám theo quyết định của mình, tư duy giới hạn đang kìm hãm bản thân. Tiếp theo, bạn ấy mong muốn có được góc nhìn (không phải lời khuyên) dựa trên cơ sở là sự thấu hiểu bên trên, từ một người tỉnh táo và khả năng hiểu về tâm lý con người.
Có được 2 điều đó thì bạn ấy sẽ có khả năng đưa ra quyết định. Khi cảm xúc được giải quyết thì lý trí sẽ tự động đưa quyết định chọn nghề nào. Khi tư duy được thông suốt thì hành động tự động sẽ bắt đầu.
Tương tự với chuyện chọn nghề, có những vấn đề cũng cần khai vấn mới có thể giải quyết. Chẳng hạn, ta có việc xác định mục đích sống, giá trị sống của bản thân, khúc mắc trong mối quan hệ, trở ngại trong quá trình theo đuổi mục tiêu, phát triển trí thông minh cảm xúc hoặc đơn giản là đưa cho mình một quyết định nào đó bất kỳ từ cá nhân đến công việc.
Hãy dành một vài giây nhìn lại chính cuộc sống của chúng ta. Phải chăng có những điều chúng ta đã biết rồi nhưng không thể làm được? Phải chăng có vấn đề mà chỉ bản thân chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp? Phải chăng có những cảm xúc còn vướng mắc khiến cuộc đời chúng ta bế tắc theo?
Đó chính là lúc bạn cần cho mình một người khai vấn.
“KHAI” ở đây chính là khai mở tư duy, suy nghĩ.
“VẤN” ở đây chính là việc sử dụng câu hỏi để kích thích tư duy của người được khai vấn, thay vì dùng lời dạy, lời khuyên hoặc những quan điểm áp đặt khác.
Nếu bạn muốn một định nghĩa chuẩn, học thuật thì khai vấn sẽ là:
“... quá trình làm việc đồng sáng tạo giữa coach và khách hàng. Qua đó coach truyền cảm hứng cho khách hàng và thúc đẩy suy nghĩ sáng tạo giúp khách hàng phát huy tối đa tiềm năng cá nhân trong cuộc sống và sự nghiệp”
Sau khi khai vấn hàng trăm giờ thì Thuyên có một đúc kết ngắn gọn về khai vấn. Khai vấn đơn giản là một “good conversation”, hay còn gọi là một cuộc nói chuyện thấu hiểu, cuộc nói chuyện thú vị, cuộc nói chuyện khai sáng.
Chúng ta có thể tóm tắt một số tính ưu việt của kỹ thuật khai vấn như sau:
1. Khách hàng (người nhận khai vấn) có trách nhiệm hơn với quyết định cuối cùng
2. Giải pháp khách hàng đưa ra có độ khả thi cao do có tính cá nhân cao
3. Khách hàng phát triển được khả năng tư duy độc lập nhờ quá trình khai vấn
4. Người khai vấn không cần phải có thật nhiều kinh nghiệm hoặc lớn tuổi, thay vào đó, kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi và độ hiểu về tâm lý con người là yếu tố mang tính quyết định
Ai có thể khai vấn người khác?
“Good conversation” tuy nghe đơn giản nhưng phải người hiểu tâm lý, có kỹ năng lắng nghe, tư duy mở thì mới có thể giúp được.
Dưới đây là một số lý do tại sao chúng ta lại có nghề khai vấn chuyên nghiệp như Thuyên đang làm. Không phải ai có khả năng nói chuyện tốt thì có thể khai vấn cho người khác.
1. Người khai vấn cần có đạo đức nghề nghiệp. Khai vấn là công việc liên quan nhiều đến tâm lý con người, có tính nhạy cảm. Do đó, người khai vấn cần hiểu rõ giới hạn của mình, không vi phạm những chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp.
2. Người khai vấn cần có thông minh cảm xúc cao. Thấu cảm với khách hàng nhưng không được để cuốn theo cảm xúc của khách hàng.
3. Người khai vấn cần hiểu bản thân mình rõ ràng. Tuyệt đối phải giữ cho bản thân trung lập, không hướng khách hàng theo suy nghĩ, lối sống giống mình, không đưa ra lời khuyên, gợi ý mà không có sự cho phép của khách hàng.
4. Người khai vấn cần có khả năng giao tiếp (ít nhất là 1:1) ở tầm nâng cao. Kỹ năng giao tiếp này là giao tiếp để thấu hiểu, bao gồm việc lắng nghe sâu sắc và đặt ra câu hỏi mang tính chất gợi mở cao.
Thuyên là một khai vấn viên chuyên nghiệp được chứng nhận quốc tế bởi ICF. Chứng nhận ICF được xem là một tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực khai vấn.
Nhấn mạnh, bạn không cần phải được chứng nhận của ICF hoặc những tổ chức khác để áp dụng những kỹ thuật khai vấn. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi chuyên môn cũng như tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, do đó, bạn nên tìm đến những khai vấn viên được chứng nhận uy tín để mang lại kết quả tốt nhất và hạn chế được những phiền toái không đáng có.
Phân biệt với hình thức khác
Sau đây để bạn có thể hiểu rõ ràng hơn về khai vấn hơn nữa, tránh nhầm lẫn với hình thức khác thì mình sẽ cùng phân biệt khai vấn (coaching) với huấn luyện (training), tư vấn (consulting), mentoring (kèm cặp) và dạy học (teaching).
Khai vấn thuần túy (coaching)
Mục đích: Giúp giải quyết vấn đề phức tạp, vấn đề cá nhân, tăng độ hiểu bản thân
Vai trò người khai vấn: Đặt câu hỏi, lắng nghe và đưa ra góc nhìn
Vai trò người nhận: Trả lời câu hỏi, trao đổi với khai vấn viên và tự đưa quyết định cho chính bản thân
Tư vấn thuần túy (consulting)
Mục đích: Đưa ra một quyết định phù hợp nhất dựa trên thông tin sẵn có
Vai trò người tư vấn: Đưa ra đề xuất dựa trên nhu cầu của khách hàng
Vai trò người nhận: Nghe đề xuất, quyết định dựa trên đề xuất được tư vấn
Huấn luyện thuần túy (training)
Mục đích: Lấp đầy khoảng trống kiến thức để thực hiện một công việc cụ thể
Vai trò người huấn luyện: Hướng dẫn bằng lời hoặc thông qua những hoạt động nhỏ
Vai trò người nhận: Tiếp nhận, làm theo hướng dẫn người huấn luyện
Kèm cặp thuần túy (mentoring)
Mục đích: Theo sát, chia sẻ những kinh nghiệm cho người mới
Vai trò người kèm cặp: Chia sẻ những gì mình đã trải qua
Vai trò người nhận: Nhận chia sẻ, tự quyết định dựa trên chia sẻ của người kèm cặp
Dạy học thuần túy (teaching)
Mục đích: Lấp đầy khoảng trống kiến thức để cải thiện tư duy
Vai trò người dạy: Truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, bài bản
Vai trò người học: Tiếp nhận kiến thức, không bắt buộc phải ứng dụng ngay
Như vậy là bạn đã hiểu rõ bản chất coaching (khai vấn) là gì, phân biệt chúng với những hình thức khác như training, consulting, mentoring và teaching. Trong thực tế chúng ta thường kết hợp nhiều hình thức, kỹ thuật để giải quyết một vấn đề. Có những vấn training chưa đủ, cần thêm mentoring, mentoring vẫn chưa đủ, cần thêm coaching. Tuy vậy, khi nhận những hình thức này thì bạn cần hiểu được mục đích của chúng để biết cách tận dụng, không đặt mong đợi sai, không dùng sai mục đích của nó.
Nếu bạn đang cần một người khai vấn, tư vấn chuyên nghiệp thì có thể tìm hiểu những chương trình khai vấn, huấn luyện của Thuyên tại website.